Tên hình rau củ Đà Lạt tại Dalat Farm
1. Bắp cải tím (bắp sú tím)
- Bắp sú tím hay còn gọi là bắp cải đỏ, có nguồn gốc từ địa trung hải, phù hợp với khí hậu ôn đới.
- Chúng thường sẽ có lá màu đỏ sẫm hoặc tím. Màu sắc của chúng thay đổi theo độ pH của đất trồng…
2. Cải Kale (Cải Xoăn)
- Cải Kale (Cải Xoăn) Đà Lạt được trồng tại Đà Lạt và thu hoạch mỗi ngày.
- Cải kale là một loại rau chuyên trồng nhiều ở vùng ôn đới.
- Không chỉ tốt mà là rất tốt vì đây là một loại rau siêu dinh dưỡng:
- Lượng sắt trong cải kale cao hơn trong thịt bò.
- Lượng canxi trong cải cao hơn trong sữa.
- Lượng vitamin C trong cải cao hơn 10 lần cải bó xôi.
- Cải xoăn có hàm lượng vitamin A cao nhất trong tất cả các loại rau xanh.
3. Súp lơ baby Đà Lạt (hình ảnh rau củ Đà Lạt)
- Cân bằng dinh dưỡng
- Cân bằng trao đổi chất
- Chống viêm, giảm đau
- Ngừa ung thư
- Chống tiểu đường
- Giúp giảm cân
- Làm chậm lão hóa
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng cường mạnh mẽ khả năng miễn dịch
- Và còn rất nhiều công dụng khác tốt với sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.
4. Bông Atiso tươi
(Tên hình rau củ Đà Lạt )
- Bông Atiso tươi là một trong những loại rau cao cấp và là sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt.
- Bông Atiso tươi là loại thảo dược có tính mát, vị ngọt đắng, không độc, có nhiều thành phần bổ dưỡng .
- Từ lâu được mọi người sử dụng để thay thế trà uống hàng ngày và chế biến món ăn .
- Bộ phận của cây Atiso được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm: đế mang hoa, các lông tơ, và các lá.
5. Cải cầu vồng (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Cải cầu vồng còn có tên là cải seakale, cải bạc, tên tiếng Anh là Swiss chard, tên khoa học là Beta vulgaris subsp, có nguồn gốc từ Thụy Sĩ.
- Loại rau này khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở các nước phương Tây vì giá trị dinh dưỡng của loại rau này khá cao.
- Phần thân có nhiều màu như: Màu vàng, màu đỏ, màu trắng… nên thường được gọi là cải cầu vồng.
6. Xà lách lô lô tím (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Xà lách lôlô tím còn được gọi là salad lolo tím, xà lách lola rossa.
- Đây là loại rau xà lách có màu đỏ tím, thân mềm…thuộc vào loại khó trồng.
- Vì vậy giá thành thường cao hơn những loại salad thông thường khác.
7. Rau cần tây (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens.
- Có nguồn gốc từ các vùng bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
- Cây có tuổi thọ rất cao, lên tới gần 2 năm, cây to, có thể cao đến 1,5m,…
- Cần tây được trồng nhiều tại Đà Lạt, vì cây rất phù hợp với khí hậu lạnh.
- Cây có giá trị từ gốc đến ngọn. Lá và thân ăn được, rễ và củ dùng để làm thuốc.
8. Lá mè Hàn Quốc (lá vừng, lá nhíp)
- Lá mè còn được xem là một loại rau thơm, nhìn khá giống với lá tía tô.
- Lá to bằng lá tía tô, có màu xanh, có hương vị rất thơm ngon, rấp phù hợp khi ăn món nướng và các món khác.
9. Rau bồ công anh
- Bồ công anh còn có tên gọi khác là rau diếp trời, rau mũi mác, rau diếp dại, rau bồ cóc, tên khoa học là lactuca indica L.
- Loại rau này mọc dại rất nhiều ở một số vùng quê tại nước ta.
- Chính vì mang lại nhiều công dụng và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nên bồ công anh đã được trồng và cung cấp đến tay người tiêu dùng cả nước.
10. Rau rocket (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Rocket thuộc họ cải, có xuất xứ từ phương tây và hiện nay đã được trồng tại Việt Nam.
- Rau có vị hơi hăng và cay nhẹ, rất thích hợp khi làm món salad trộn.
11. Củ hồi Đà Lạt (củ phê nôn, củ thì là)
- Củ hồi Đà Lạt có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, nay đã được nhập về và trồng tại Đà Lạt.
- Củ nhìn khá giống củ hành tây nhưng củ hồi dẹt hơn và có màu trắng mịn.
- Củ có hương thơm kết hợp giữa cam thảo và hoa hồi.
- Không những làm được nhiều món ăn ngon, củ hồi còn được coi như một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe.
12. Đậu mắt ngọc tươi (đậu mắt cua, đậu mắt mèo)
- Hàm lượng vitamin A tạo ra các sắc tố trong võng mạc giúp cải thiện thị lực.
- Hàm lượng kali trong đậu giúp thúc đẩy và duy trì sức khỏe tim mạch, giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của huyết áp…
13. Hạt đậu tươi mix nhiều loại
- Hạt đậu tươi mix nhiều loại bao gồm các loại đậu: Đậu ngự, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu cúc, đậu trắng.
- Chỉ cần một gói đậu mix tổng hợp, bạn đã có đủ 5 loại đậu để làm được rất nhiều món ngon bổ dưỡng như: Chè đậu mix, súp đậu, cơm đậu thực dưỡng…
14. Hạt đậu ngự tươi
- Đậu ngự là cây dây leo, trái to, dẹp, màu xanh, khi già chuyển sang màu vàng nhạt.
- Trong quả có từ 3-4 hạt, mỗi hạt có kích thước từ 1-3cm, màu trắng đan xen màu đỏ.
15. Hạt đậu đỏ tươi
- Trong hạt đậu đỏ tươi Đà Lạt có chứa nhiều vitamin (B1, B6, B12, C, E, K…) và các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể.
- Hàm lượng sắt và vitamin B12 có trong đậu giúp làm bổ máu, thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu…
16. Hạt đậu trắng tươi
- So với các loại hạt đậu tươi khác, hạt đậu trắng tươi cũng rất bổ dưỡng đối với sức khỏe.
17. Hạt đậu cúc tươi
- Đậu cúc còn có tên gọi là đậu pinto, tên tiếng Anh là Pinto Beans.
- Hạt đậu cúc có hình bầu dục và nhiều đốm màu, hàm lượng đạm tương đương với lượng đạm có trong động vật…
18. Nấm bào ngư xám (nấm sò xám)
- Nấm bào ngư xám có tên khoa học là Pleurotus Ostreatus.
- Ở nước ta còn có tên gọi là nấm dai, nấm sò…
- Nấm có màu xám nâu, cuống trắng, dày, thịt chắc, ăn giòn, vị ngọt, hơi dai, có mùi thơm đặc trưng, mọc đơn lẻ, mũ nấm dầy.
19. Nấm bào ngư trắng
- Nấm bào ngư trắng còn có tên gọi là nấm sò trắng, có tên khoa học là Pleurotus Ostreatus.
- Nấm có màu trắng, dày, vị ngọt, có mùi thơm nhẹ, mọc thành chùm, mũ nấm dầy.
20. Nấm đông cô tươi (nấm hương)
- Nấm đông cô còn gọi là nấm hương, có tên khoa học là Lentinula edodes.
- Nấm hình tròn giống như chiếc ô, đường kính trung bình từ 5-15 cm, màu nâu sậm, mặt trên có những vảy nhỏ
- Thân nấm hình trụ, màu vàng nâu, có hương vị rất thơm ngon…
21. Nấm kim châm (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Kim châm còn gọi là nấm ích não, có tên khoa học là Flammulina velutipes, tên tiếng anh là Enokitake.
- Nấm có hình dáng giống như kim châm, mộc thành bó, mũ nấm nhỏ, có màu vàng nhạt.
- Nấm có vị ngọt thanh, rất phù hợp khi làm món nướng, nhúng lẩu, xào thịt bò, xào chay…
22. Khoai lang mật (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Khoai lang có vỏ màu hồng, ruột vàng, bên trong có chứa mật, khi để lâu ngày, mật sẽ tiết ra bên ngoài.
- Khi nấu chín, khoai chuyển sang màu vàng đậm, mật sẽ tiết ra ngoài.
23. Khoai lang nhật (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Khoai Nhật Đà Lạt có vỏ màu đỏ, ruột màu vàng tươi.
- Khi chín, vỏ rất dễ bóc, không bị dính thịt.
- Khoai nhật có hương vị thơm ngon, ngọt, bở…
24. Bắp cải mini (bắp cải baby)
- Bắp cải baby có tên tiếng Anh là Brussels Sprouts, loại bắp cải tí hon này đã xuất hiện từ lâu ở Brussels, Bỉ.
- Có đường kính từ 2,5 đến 4 cm và được dùng để ăn mầm.
- Ngày nay, loại bắp cải tí hon này đã được trồng tại Đà Lạt.
25. Bí hạt đậu organic (tên hìn rau củ Đà Lạt)
- Bí hạt đậu được lai tạo từ giống bí Hà Lan butternut squash, hình dáng giống quả đậu phộng, ruột dày, ít hạt, vỏ mỏng và rất dẻo…
- Giống bí này được nhập về và trồng theo phương pháp hữu cơ tại Đà Lạt.
26. Cà chua beef (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Cà chua beef là giống cà chua có xuất xứ từ châu Âu, nay được du nhập và trồng tại Việt Nam.
- Trái cà chua rất lớn, màu đỏ, nhiều thịt và có hương vị đặc trưng thơm ngon.
27. Quả đậu Hà Lan tươi (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Đậu Hà Lan giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch.
- Hỗ trợ giảm cân rất tốt vì chứa rất ít chất béo.
- Đậu Hà Lan chứa flavonoids, dinh dưỡng thực vật, carotenoid, axit phenolic giúp bạn thêm trẻ trung và năng động…
28. Ớt chuông baby (ớt chuông mini)
- Ớt chuông baby còn gọi là ớt ngọt, kích thước nhỏ bằng 1/2 ớt chuông thường, màu sắc đa dạng như: Xanh, đỏ, vàng …
- Có vị thơm, giòn ngọt, ít hăng và không cay.
29. Sú tim Đà Lạt (bắp cải tim)
- Sú tim (bắp cải tim) có hình dáng khá giống với hình trái tim, được trồng nhiều ở Đà Lạt…
- Bắp sú tim chắc, giòn, ngọt và chế biến được khá nhiều món ăn ngon như: Sú tim ăn sống, làm Salad, cuốn thịt hấp, xào, nấu canh…
30. Ớt sừng Hàn Quốc (ớt ngọt Hàn Quốc, ớt sừng xanh)
- Ớt sừng có màu xanh, dài khoản 10cm.
- Có vị ngọt thanh, giòn, không cay như các loại ớt thường khác.
- Ớt được trồng theo phương pháp hữu cơ nên rất an toàn khi ăn sống.
31. Bí ngô bao tử (bí non, bí ngô baby)
- Được thu hoạch từ lúc còn non và được kế thừa gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bí ngô già.
- Bí ngô giàu hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ, giàu chất xơ, chứa hàm lượng calo và chất béo thấp rất tốt cho cơ thể.
32. Cà chua socola (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Cà chua thường được chuộng ăn sống hơn là chế biến thành các món ăn trong bữa cơm.
- Người ta ăn cà chua như một loại trái cây.
- Cà chua có thể được ăn sống với món salad, hay ép thành nước hoa quả bổ dưỡng…
- Mỗi ngày 300gr sẽ giúp ta bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng cũng như sức đề kháng.
33. Bí nụ (bí ngô non)
- So với những bộ phận khác của cây bí đỏ, bí nụ quý hơn rất nhiều bởi chúng tương đối khó thu hoạch.
- Bí nụ được thu hoạch khi bí còn non, tức là lúc cuống chưa rụng hoa.
- Vào thời điểm này, quả bí rất non, chỉ nhỏ bằng 2 đầu ngón tay.
34. Bông cải (súp lơ trắng)
- Súp lơ trắng là một loại cây thuộc loài cải dại, có hoa lớn ở đầu, thường được dùng như rau.
- Bông cải có thể ăn được cả khi còn sống lẫn nấu chín, nhưng nếu hấp sơ sẽ đem lại nhiều lợi ích nhất cho sức khoẻ là thực phẩm chay đem lại lợi ích cho con người.
35. Rong nho tươi (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Rong nho là một loại tảo biển màu xanh, hình dạng giống như chùm nho.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong rong nho cao, rất tốt cho sức khỏe.
- Hiện nay, nước ta đã nhập giống chất lượng từ Nhật Bản về trồng và khai thác.
36. Cà chua cherry vàng sữa (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Cà chua cherry vàng có kích thước nhỏ, quả tròn, hơi dài, có màu vàng, mọng nước, ăn vào có vị hơi chua ngọt.
37. Cà chua bi đen (tên hình rau củ Đà Lạt)
- Cà chua bi đen được lai tạo và chọn lọc gene theo phương pháp truyền thống, không phải là thực vật ghép hoặc biến đổi gene
- Loại cà chua này được lai tạo từ cà chua đỏ và tím tạo ra một giống cà chua có màu đen sẫm, hương vị đặc biệt.
- Loại cà này khá ngọt so với các loại cà khác vì trong quả có chứa khá nhiều đường
38. Cà rốt baby (Cà rốt mini)
- Cà rốt có chứa nhiều hàm lượng vitamin A giúp cải thiện thị lực, rất tốt cho mắt.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư: Nhờ có chứa hợp chất beta-carotene và các carotenoid.
- Ăn nhiều cà rốt giúp bạn làm đẹp da vì trong cà rốt rất giàu carotenoid.
- Hỗ trợ giảm cân, ổn định huyết áp, điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch…